- おみおつけ( 御味御付け)
Nguồn gốc sinh ra: Thời Heian, miso (味噌) được làm từ đậu tương (大豆) xay nhuyễn và để ở dạng đặc ăn kèm với cơm mà không có nước như ngày nay. Vào thời kamakura, nước súp là một loại nước khá trong, kiểu như nước nấu sôi rồi cho thêm vào một ít rong biển, trong tiếng nhật là すまし汁. Và món súp này được ăn kèm với cơm nên được gọi là 付け. Vào một ngày, người ta thử trộn món 味噌 đậu tương vào nước súp và thấy ngon nên dần dần món này được ưa chuộng và được gọi tên là 味噌の付け。 Trong cung điện các cung nữ khi dâng món ăn lên vua thường gọi món này một cách lịch sự là お付けでございます。Từ 味噌 cũng được gọi một cách lịch sự gọi là お味噌. Món súp đậu tương ăn kèm với cơm được gọi là お味噌のお付け, nhưng để nói dễ hơn, từ 噌の được lược bỏ và ta được từ 御味御付け như ngày nay.
- 味噌汁
+ Được sinh ra từ thời Edo, thời này món 味噌 được làm từ đậu tương rất phổ biến bởi vì đậu tương có khá là nhiều trong dân gian. Vì người dân không biết đến từ おみおつけ được dùng trong cung điện nên món súp được người dân gọi đơn giản là 味噌の汁. Dần dần được rút gọn thành 味噌汁 và được biết đến như ngày nay. Tóm lại, 2 từ おみおつけ và 味噌汁 đều cùng nói về một món súp đậu tương nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
味噌汁 → Cách gọi món súp được sinh ra ở trong dân gian, từ những người thường dân
おみおつけ → Cách gọi món súp ở trong cung điện.