Bạn nào đã từng thắc mắc vì sao tiếng Nhật lại có nhiều đơn vị đếm chưa nhỉ?. Dưới đây là đơn vị đếm của một số loài hải sản mà nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn: Cá bạc má (あじ) đếm là 匹 Cá thu đao (サンマ), cá gai (サヨリ) đếm là 本 Cá bơn (ヒラメ) đơn vị đếm là 枚 Con tôm (エビ) đc đếm là 尾(び) Con mực (イカ) đơn vị đếm là 杯 (はい)
+ Tại sao lại có sự khác nhau giữa các đơn vị đếm như trên?
Từ thời Edo, đã có sự khác nhau giữa cách đếm dựa theo các loài. Thời đó những người đánh cá về sẽ bán cá cho những người tiểu thương bán ngoài chợ, những người này đc gọi là 棒手振り(ぼてふり). Mỗi buổi sáng những giao dịch sẽ được ghi chép lại trong một cuốn sổ, tên loài cá và số lượng được ghi chép rõ ràng (đơn vị lúc bấy giờ chỉ có 匹) để rồi khi những tiểu thương bán hết hàng sẽ dựa vào đó để tính tiền. Trong cuốn sổ sẽ có nội dung như sau: 鰺三匹、イカ5杯、海老十尾 Ngày nào cũng nhưng ngày nào việc ghi chép tên những con cá rất mất thời gian nên người ghi chép đó đã nghĩ ra cách viết khác không cần ghi tên cá mà vẫn biết được số lượng bao nhiêu. Đó chính là mỗi loài cá sẽ có 1 đơn vị riêng, nên chỉ cần nhìn vào đơn vị là biết được loài cá nào ra cá nào. Lúc ghi vào sổ sẽ như sau 一匹、3枚、5杯.. sẽ tương ứng với 1 アジ、3ヒラメ、5イカ Và như vậy, sự khác nhau giữa các đơn vị đếm là nhằm rút ngắn thời gian ghi chép tên cá vào trong sổ sách. Những sáng tạo của người xưa rất thú vị phải không mọi người, tuy nhiên đối với những người nước ngoài học tiếng Nhật, sự sáng tạo này đã thực sự là một trở ngại đối với nhiều người khi được hỏi về đơn vị đếm các loài vật.