1. Mong muốn về tâm sinh lý: là nhu cầu được sống, được đảm bảo về những nhu cầu cơ bản như được ăn, được ngủ.

2. Mong muốn được an toàn, ổn định: nhu cầu được đảm bảo ổn định về kinh tế, của cải vật chất, sức khoẻ, có cuộc sống sinh hoạt đạt tiêu chuẩn.

3. Mong muốn thuộc về một tổ chức, đoàn thể: nhu cầu mà bản thân được thuộc về một tổ chức, đoàn thể như công ty, cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội.. Mà ở trong đó bản thân có một vai trò cụ thể và tổ chức đó luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ bạn.

4. Mong muốn được thừa nhận: nhu cầu được thừa nhận giá trị của bản thân, được người khác chú ý đến, tôn trọng, tôn sùng.

5. Mong muốn đạt được ước mơ, mục tiêu bản thân: ở cấp độ cao nhất, nhu cầu thực hiện được ước vọng, mục tiêu của bản thân nhờ năng lực, tài năng của mình.

Mạng xã hội như Facebook và twitter ra đời đã nhắm đúng vào ham muốn số 2 và số 3 của con người. Khi tham gia vào Facebook hay Twitter, bạn đã là thành viên của tổ chức “facebook”, tổ chức “twitter”. Khi bài viết của bạn nhận được nhiều lượt yêu thích, không chỉ riêng bài viết đó hay mà chính bản thân bạn cũng cảm giác được người khác thừa nhận về sự tồn tại, được người khác đánh giá, khen ngợi. Điều đó làm cho bạn cảm thấy vui hơn, thích thú hơn và ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội hơn.
Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao các mạng xã hội ngày nay thành công.