1. Năng Lực Về Kết Nối
Đây là năng lực mình đánh giá cao, thực sự trong xã hội, có những CEO có kỹ năng thượng thừa về loại hình năng lực này. Họ được gọi là siêu kết nối, khi có trong tay hàng trăm mối quan hệ chất lượng, và những người họ quen biết cũng toàn người sức ảnh hưởng trong 1 nhóm nghề, 1 nhóm cộng đồng. Quyền lực thật sự.
Là 1 doanh nghiệp, chúng ta không thể không cần nhà cung cấp, đối tác, nhân tài, nhà đầu tư. Và rõ ràng, những kết nối với các đầu mối này không thể có ngay trong 1 sớm 1 chiều và lại càng không phải dễ mà có được.
Tại sao 2 doanh nghiệp kinh doanh cùng hiệu quả như nhau, mà doanh nghiệp B liên tục có vốn mở rộng, vì CEO bên đó họ giỏi kết nối với nhà đầu tư, chấm hết, nên nguồn vốn luôn được mở rộng.
Trong giai đoạn sơ khai, khi mới khởi nghiệp, năng lực kết nối cũng còn hiểu theo nghĩa là biết SALE, chính người chủ là người sale giỏi nhất công ty, dù là hoạt động mô hình B2B hay B2C.
2. Năng Lực về Văn Hóa
Đến 1 lúc nào đó, người chủ sẽ phải nhìn nhận tầm quan trọng của năng lực về văn hóa. 1 CEO mà không biết cách tạo dựng văn hóa cho tổ chức của mình, thì tổ chức càng phình to càng tiềm ẩn nhiều rủi ro ngầm không lường được.
Xung đột nội bộ, nhân viên không thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động bắt nguồn từ việc không cùng “văn hóa”. Điều này gây ra tình trạng liên kết rời rạc giữa các phòng ban khiến cho công ty không thể đạt được mục tiêu do không có sự phối hợp trong tổ chức.
Nhân viên không có tâm huyết, mức độ gắn bó với công ty thấp, thiếu động lực làm việc kéo theo hiệu quả làm việc chung của công ty giảm.
Ai cũng biết trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ của riêng lãnh đạo, phòng nhân sự hay 1 phòng ban nào cả. Nó chỉ thực sự thành công khi thu hút được toàn bộ nhân viên công ty. Nhưng để làm được việc đó, lãnh đạo cần phải tâm huyết, dám làm và hiểu được giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không có nét riêng, không xây dựng được thương hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu từ đó giảm khả năng cạnh tranh với các công ty cung cấp sản phẩm tương tự.
Nhân sự hay truyền tai nhau là sợ mấy ông sếp sớm năng chiều mưa, sợ các công ty mọi thứ không rõ ràng, sợ các công ty thế này, thế kia, sợ 1 số ông quản lý cọc tính hay chửi tục,… thực ra là sợ cái thứ VĂN HÓA ở công ty đó mới đúng.
3. Năng Lực Về Quản Trị.
Hiện nay, 1 số bạn làm chủ chỉ mới đạt tầm quản lý, tức biết cách giao việc cho nhân viên. Nhưng để hoạch định công ty vận hành ổn định để hướng đến đạt mục tiêu quý, năm thì hoàn toàn không biết cách thức làm.
Dễ nhận ra dấu hiện này nhất, là
- Công ty chi tiêu tùy tiện.
- Công ty tuyển dụng tùy tiện.
- Công ty thiếu quy trình.
- Đội ngũ không có mục tiêu rõ ràng.
Dẫn đến,
- Mở rộng không có căn cứ.
- Thiếu hụt tài chính trước sau.
Có phải 1 số bạn trẻ khi khởi nghiệp quán cafe, cứ có vốn đầu tư là thích mở nhiều chi nhánh hàng loạt không, nhưng hỏi dựa trên căn cứ gì thì không trả lời được. Căn bản, các bạn không quản trị nổi chuỗi mà các bạn xây dựng ra, thì sau này có đỗ vỡ cũng là dễ hiểu.
4. Năng Lực Nhìn và Dùng Người
Là 1 loại năng lực khó, đòi hỏi đắc nhân tâm, lẫn nhân tướng học, và từng trải, 1 người chủ rất tâm lý.
Nhìn vào những doanh nghiệp trẻ hay bị đổ vỡ team, gãy team, hay bị xung đột nội bộ. Ngoài yếu tố văn hóa, thì phần lớn từ cách dùng người của người sếp bây bất mãn trong nội bộ.
- Đặt sai người vô đúng vị trí cũng chết.
- Đặt đúng người mà sai vị trí cũng chết.
Theo trải nghiệm bản thân mình, thì phá sản hay thất bại của các dự án startup mình từng đầu tư vốn vào trong 2019 cũng liên đới khá nhiều 1 trong 4 loại năng lực bên trên của các bạn sáng lập.
Bài viết hoàn toàn là trải nghiệm rất cá nhân,
Nó không là kiến thức cho số đông,
tham khảo là chính nhé mọi người.
- Nguyễn Tuấn Hùng -